Rượu hai lần nếp Tân Trào

07:10 |


 Gạo nếp là một loại thực phẩm gần gũi và được bà con ưa chuộng bởi độ dẻo và thơm ngon mà nó mang lại. Tận dụng hương vị đặc trưng này không ít các địa phương đã sử dụng gạo nếp để chưng cất thành rượu. Ở tỉnh ta, cũng từ loại gạo đặc biệt này, người dân cũng đã chế biến thành rượu nếp nổi tiếng, một trong những loại rượu nếp đã được cấp chứng chỉ thương hiệu ấy là Rượu hai lần nếp Tân Trào.
 Để có được loại rượu này thì phải tuân thủ quy trình nấu hết sức nghiêm ngặt. Trước hết, nguyên liệu phải đảm bảo 100% gạo nếp thơm, ngon. Loại men để ủ rượu càng phải đảm bảo hơn.Một mẻ rượu ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng gạo nếp ngon vẫn là yếu tố quyết định nhất, rồi tiếp đến là men rượu, nguồn nước, thời tiết, lửa than và đặc biệt là kinh nghiệm của người nấu. Nghề nấu rượu đòi hỏi tính tỉ mỉ và chịu khó, không thể vội vàng, để rượu không hỏng thì mùa đông phải ủ thật ấm và thường ủ lâu, còn mùa hè lại phải để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng… 
 Thêm nữa, để rượu có được độ êm, dịu, vị thơm ngọt thì phương thức nấu rượu cổ truyền của bà con dân tộc. Chiếc chõ dùng để nấu rượu phải là bằng gỗ (thùng gỗ được ghép tròn). Khi chưng cất, hương từ gỗ, hương của men rượu Bắc Hà và mùi thơm của gạo nếp sẽ quyện vào nhau, mang đến cho rượu hương thơm, vị mát đậm chất núi rừng, không phải loại rượu nào có được.
 Sau khi chưng cất lần đầu, rượu được bảo quản trong chum sành (để đảm bảo rượu không bị mất mùi do lẫn những tạp chất khác), nút kín bằng lá chuối khô và nilông. Khoảng thời gian 1 tháng sau rượu sẽ được mang ra chưng cất lại lần nữa trước khi đem bán. Việc chưng cất lần hai góp phần loại bỏ các độc tố gây hại sức khỏe con người và cũng là cách để rượu thơm ngon hơn. 
 Hiện nay Rượu hai lần nếp Tân Trào đã được đóng thành chai thủy tinh với ba mẫu mã, kiểu dáng khác nhau có chỉ dẫn rõ ràng về thành phần, công dụng, địa chỉ cơ sở sản xuất nên đã dần tạo niềm tin đối với khách hàng. Anh Đào Lương Nhân, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường thành phố Tuyên Quang cho biết, vừa rồi, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã gửi mẫu Rượu hai lần nếp Tân Trào kiểm định tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. Kết quả kiểm định cho thấy, các chỉ tiêu về hàm lượng Methanol, độ cồn, Andehyde đều đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Đây là thông số quan trọng để người dân yên tâm lựa chọn khi mua sản phẩm rượu, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. 
Read more…

15 mẹo siêu tốc vệ sinh nhà sạch

00:03 |
Như nhiều người phụ nữ bận rộn khác, em luôn cảm thấy ngán khi nghĩ đến chuyện dọn dẹp nhà. Lúc nào cũng muốn nhà sạch, nhưng không muốn dọn . Nếu dọn, phải dọn sao cho nhanh gọn và tiện lợi nhất, thì mới ưng.
Dọn dẹp thì cực nhưng sau khi dọn dẹp xong, nhìn mọi thứ sạch sẽ thì cảm giác thoải mái hơn hẳn. Các mẹo siêu tốc sau đây cũng sẽ giúp các mẹ tiết kiệm thời gian và có hứng thú dọn dẹp hơn đó, hi.
1. Làm sạch tủ bếp bằng gỗ


Tủ bếp bằng gỗ để lâu sẽ bị dơ, bám bụi. Các mẹ hãy trộn 1 phần dầu thực vật với 2 phần bột baking soda, dùng bàn chải đánh răng (cũ) bôi hỗn hợp lên vết bẩn, rồi dùng khăn ướt lau lại sạch, là được.
2. Làm sạch đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em, đặc biệt là những miếng nhỏ thường bám rất nhiều bụi bẩn, không tốt cho trẻ nhỏ. Nếu làm sạch từng cái một thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Các mẹ hãy bỏ tất cả chúng vào một chiếc túi giặt, rồi giặt bằng máy như bình thường. Sau đó, chỉ cần đổ chúng ra một chiếc giỏ, phơi nắng cho khô.
Về chiếc túi giặt, hiện nay trên thị trường có bán loại túi giặt nón bảo hiểm, tầm khoảng 70 – 80k/cái. Các mẹ mua về dùng để giặt đồ chơi, gấu bông… cũng khá ok 
3. Làm sạch bàn ủi với muối biển

Các mẹ chỉ cần rải muối biển lên một miếng vải, bật bàn uỉ ở mức nhiệt cao nhất (nhớ tắt chế độ phun hơi nếu có) và sau đó ủi lên lớp muối. Các vết bẩn gặp muối sẽ tự động biến mất. Bàn ủi trở nên sạch sẽ và các mẹ khỏi lo quần áo sẽ bị dính bụi dơ khi ủi nữa. 
4. Tẩy trắng ruột gối bị ố vàng
 
Ruột gối nhà em hay bị ố vàng lắm. Không biết làm sao để hết thì lại tìm được bí kíp này, hi. Các mẹ thử áp dụng luôn nha. Chỉ cần giặt gối với các thành phần theo công thức này: 1 cốc bột giặt, 1 cốc nước tẩy, ½ cốc bột hàn the và nước thật nóng, rồi xả sạch và phơi. Gối sẽ trắng sáng như mới. 
5. Đánh bóng đồ gỗ bị trầy xước

Đồ gỗ nhà các mẹ nếu bị trầy xước và xấu xí, hãy thử đánh bóng lại với một chút giấm và dầu ô liu xem sao. Trộn lẫn 1/2 chén giấm ăn với 1/2 chén dầu ô liu, nhúng một miếng vải vào dung dịch và chà xát lên mặt gỗ. Các vết trầy xước sẽ biến mất.
6. Loại bỏ vết nhiệt trên đồ nội thất

Nếu các mẹ vô tình tạo ra vết nhiệt màu trắng trên đồ nội thất, để loại bỏ chúng, các mẹ sẽ cần phải sử dụng nhiều nhiệt và độ ẩm hơn. Làm ẩm 3 - 5 chiếc khăn rồi đặt lên các vết bẩn. Bật bàn là ở mức nhiệt nóng nhất, ủi lên lớp khăn trong khoảng 15 giây.
7. Làm sạch ghế sofa bọc vải

Để làm sạch ghế sofa bọc vải, đặc biệt là vải nhung, vải da lộn, vải lông tuyết, các mẹ cần đến một miếng bọt biển màu trắng (loại không phai màu) và cồn. Đổ cồn vào trong bình xịt và xịt đều lên bề mặt vải cần làm sạch. Sau đó, dùng bọt biển chà sạch. Để khô tự nhiên.
Em thích cách này vì có thể làm sạch vải da lộn nữa. Em có vài chiếc túi và giày da lộn, để lâu bám bụi khá dơ mà không biết làm thế nào.
8. Làm sạch vòi nước phòng tắm

Các mẹ chỉ cần cắt đôi quả chanh tươi và chà xát trực tiếp lên vòi nước cho đến khi vết bẩn tan hết và đạt độ bóng mong muốn.
9. Làm sạch bầu sen của vòi tắm

Để làm sạch bầu sen của vòi tắm, các mẹ chuẩn bị giấm trắng và một chiếc túi ni-lông. Đổ giấm vào túi và buộc nó quanh phần bầu sen, ngâm trong 1 giờ đồng hồ. Sau đó, rửa sạch với nước. Em thấy cách này vui vui và sáng tạo ghê .
10. Làm sạch kiềng bếp nấu

Trên bếp ga, kiềng bếp thường bị dơ và dính dầu mỡ nhiều nhất, khi các mẹ nấu nướng lâu ngày. Nhưng thi thoảng cũng cần dọn sạch để trông thẩm mĩ hơn và nấu ăn thấy ngon hơn phải không ạ? Lúc này, các mẹ hãy thử áp dụng cách sau: 

Đổ 1/4 chén amoniac vào một chiếc túi ni-lông, cho kiềng bếp bẩn vào trong túi, buộc kín lại và để qua đêm. Sáng hôm sau, dùng một miếng bọt biển hoặc giẻ cọ sạch, rửa lại với nước và để ráo. Các mẹ sẽ bất ngờ vì không còn lại một chút dấu vết dầu mỡ nào.

11. Làm sạch thớt gỗ

Thớt gỗ thường lưu lại mùi thức ăn rất khó chịu. Ví dụ như các mẹ làm cá xong rồi mà lấy thớt đó để xắt trái cây đãi khách thì tiêu luôn . Với em, thớt lúc nào cũng cần phải sạch hết. 
Hãy chuẩn bị: 2 thìa giấm ăn, 1 chén nước sạch, 1/2 quả chanh tươi, một ít muối biển và một chiếc khăn sạch. Đầu tiên, lau thớt bằng dung dịch giấm ăn pha với nước. Tiếp theo, nhúng nửa quả chanh vào muối biển và chà xát khắp bề mặt thớt. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước.
12. Làm sạch vết bút lông dầu trên đồ nội thất
Mẹ nào có con nhỏ thì mẹo này khá hữu ích nè. Nếu bé vô tình vẽ bút lông dầu lên đồ nội thất hoặc sàn nhà thì cũng đừng quá lo lắng vì các mẹ hoàn toàn có thể làm sạch chúng. 

Các mẹ chỉ cần bôi một ít kem đánh răng vào vết bút lông dầu rồi dùng vải ẩm để lau sạch. Là xong.
13. Làm sạch thảm lông

Khi nhắc đến “thảm” thì chắc các mẹ cũng đã hình dung được nó thường bám bụi bẩn và “thảm” đến mức nào. Muốn thảm luôn sạch, các mẹ hãy thử áp dụng cách này: Phun dung dịch vệ sinh trực tiếp lên vết bẩn, phủ một miếng vải hoặc khăn lên trên và dùng bàn là đã nóng là cho đến khi vết bẩn bay đi hoàn toàn.
14. Đánh bóng đồ bạc


Muối và bột baking soda là hai nguyên liệu bình dân thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch tại nhà. Ngoài ra, nó còn là hỗn hợp tuyệt vời để đánh bóng đồ dùng bằng bạc trong nhà. Pha trộn muối và bột baking soda theo tỉ lệ 1/1 để làm sạch đồ bạc nha các mẹ.
15. Làm sạch miếng bọt biển rửa bát

Làm sao đồ dùng nhà bếp của chúng ta có thể sạch sẽ khi được rửa bằng một miếng rửa bát bẩn, đúng không các mẹ? Để làm sạch, các mẹ chỉ cần bỏ chúng vào lò vi sóng và quay trong 5 phút. Mọi loại vi trùng đều bị "giết chết".
Tuy nhiên em có lưu ý là trước khi bỏ miếng bọt biển vào lò vi sóng, các mẹ cũng nên “giặt” nó thật sạch bằng nước rửa chén trước nha .
Nguồn: http://www.webtretho.com/
Read more…